Halal là gì

Halal theo ngôn ngữ Ả Rập có nghĩa là "hợp pháp" hoặc cho phép

Ngày đăng: 28-08-2017

3,196 lượt xem

Halal là gì ? Halal là một thuật ngữ có nghĩa là hợp pháp, cho phép hoặc tuân theo quy phạm pháp luật. Trái với Halal là Haram, có nghĩa là trái pháp luật hoặc bị cấm. Tiến sĩ Yusuf Al-Qardawi, một học giả muslim định nghĩa rằng: Halal là một hành động được cho phép và hợp pháp, nó bao hàm mọi lĩnh vực của cuộc sống. Ông cũng xác định rằng: Haram là hành động bị Allah cấm làm như: ăn thịt lợn, uống rượu, quan hệ tình dục ngoài hôn nhân, cờ bạc, trộm cắp… sẽ dẫn đến hình phạt vào ngày sau và có thể bị hình phạt ngay cả trong cuộc sống này. Trong khi đó, nhiều người đặc biệt là người không phải là Hồi giáo đã hiểu sai về giới hạn của Halal và Haram. Phần lớn trong số họ thường hiểu rằng Halal và Haram được giới hạn trong thực phẩm và thức uống mà thôi. Trong Hồi giáo, pháp luật của Halal và Haram bao gồm tất cả các khía cạnh của cuộc sống, bao gồm cả những gì chúng ta ăn và uống, như Allah đã phán trong Thiên Kinh Qur”an:

“Những ai tuân theo Thiên sứ (Muhammad), một Nabi Ummi mà họ đã thấy ghi trong Kinh Taurah và Injil nơi họ-Người ra lệnh bảo họ làm điều lành và cấm cản họ làm điều dữ; Người cho phép họ dùng thực phẩm tốt và sạch và ngăn cấm họ dùng thực phẩm dơ bẩn; và Người tháo bớt gánh nặng của họ và giải thoát họ khỏi các gông cùm đang đè nén họ. Bởi thế, những ai tin tưởng nơi Người và ủng hộ Người và giúp đỡ Người và tuân theo ánh sáng đã được gởi xuống cùng với Người thì là những người sẽ thành đạt " (Al-Aa”raf: 157).

Tuy nhiên, trong vấn đề ở đây, chúng tôi sẽ tập trung vào Halal và Haram liên quan đến thực phẩm và đồ uống, các sản phẩm từ thực phẩm, các sản phẩm thịt, mỹ phẩm, sản phẩm chăm sóc cá nhân, thành phần thực phẩm, và các tài liệu liên quan tới thực phẩm. Trong Thiên Kinh Qur”an, Allah đã truyền lệnh cho người Hồi giáo và tất cả nhân loại (không phân biệt tôn giáo và chủng tộc của họ) phải ăn và sống trên Halal và Tayyib (tinh khiết, trong sạch, lành mạnh, bổ dưỡng). Trong số rất nhiều câu Kinh Qur”an đã truyền đạt về việc này, đây là một vài bằng chứng:

Hỡi nhân loại! Hãy ăn những thức ăn được phép dùng và tốt sạch và chớ dẫm theo dấu chân của Shaytan; quả thật nó là kẻ thù công khai của các người. (Al-Baqarah: 168)  “

Hỡi những ai có niềm tin! Hãy ăn những thức ăn tốt sạch  mà TA (Allah) đã cung cấp cho các người; và hãy biết ơn Allah nếu các người chỉ tôn thờ riêng Ngài. ”(Al-Baqarah: 172)

Và hãy ăn các món được phép dùng và tốt sạch mà Allah đã cung cấp cho các người. Nhưng hãy sợ Allah, Ðấng mà các người tin tưởng. (Al Maidah: 88)

Các câu trích dẫn ở trên rõ ràng cho chúng ta thấy rằng Islam đã đi sâu vào mọi khía cạnh của cuộc sống. Là người Hồi giáo, chúng ta sẽ ăn để nuôi sự sống, để duy trì sức khỏe tốt và không phải sống để ăn uống. Hồi giáo xác nhận về việc dùng thực phẩm Halal như một vấn đề thờ phượng Allah, như thực hiện một lời cầu nguyện, nhịn chay, bố thí và các hoạt động tôn giáo khác. Nguyên tắc chung sau là: những gì là hợp pháp và những gì là tốt (Tayyib), thì cần được noi theo.

Chung nhan Halal

Một chứng nhận Halal

Các sản phẩm sau chắc chắn Halal: 

1. Sữa (từ bò, cừu, lạc đà và dê) 

2. Mật ong 

3. Cá 

4. Đồ tự nhiên tươi hoặc rau đông lạnh 

5. Rau tươi hoặc hoa quả khô 

6. Rau đậu và các loại hạt như đậu phộng, hạt điều, hạt phỉ...

8. Các loại ngũ cốc như lúa mì, gạo, lúa mạch đen, yến mạch, lúa mạch...

Động vật như bò, cừu, dê, hươu, nai, gà, chim, vịt... cũng Halal, nhưng chúng phải được giết mổ theo nghi thức Hồi giáo để phù hợp cho tiêu thụ.

Như đã nói trước đó, Haram là trái ngược với Halal, có nghĩa là trái pháp luật. Các mục sau đây đã được phân tích và xem như là Haram dựa trên Thiên Kinh Qur”an và Sunnah của Thiên Sứ Mohammad (cầu xin bình an tới Người): 

Danh sách các vật liệu Haram (Yếu tố Haram )

1. Lợn (heo), chó và những gì được làm hay chiết xuất ra từ chúng.

2. Động vật có móng vuốt và răng nanh như sư tử, hổ, gấu, rắn, khỉ và các loài động vật khác tương tự.

3. Loài chim săn mồi có móng vuốt như đại bàng, kền kền, và các loài chim tương tự khác.

4. Vật gây hại như chuột, rết, bọ cạp và động vật tương tự khác.

5. Động vật cấm bị giết trong đạo Hồi: kiến, ong, chim gõ kiến.

6. Động vật được coi là bẩn như chấy, ruồi, giòi và các động vật tương tự khác.

7. Động vật vừa sống trên đất liền vừa sống trong nước (động vật lưỡng cư) như ếch, cá sấu và các động vật tương tự khác.

8. Con la và con lừa trong nước.

9. Tất cả các chất độc hại và loài thuỷ sản nguy hiểm .

10. Bất kỳ loài động vật khác không giết mổ theo luật Hồi giáo.

11. Động vật chết vì nghẹt thở, bị đập vào đầu, bị rơi,  bị tấn công bởi động vật khác.

12. Máu.

13. Một phần bộ phận của cơ thể con người hoặc  nhau thai

14. Bất kỳ chất lỏng hay rắn xuất ra từ người hoặc động vật như nước tiểu, phân, chất nôn và mủ.

15. Chất gây nghiện, thực vật nguy hại, trừ trường hợp các độc tố hoặc mối nguy hiểm có thể được loại bỏ trong quá trình chế biến.

16. Đồ uống có cồn (bia, rượu và rượu mạnh.)

17. Tất cả các loại đồ uống gây say và nguy hại

18. Tất cả các phụ gia thực phẩm có nguồn gốc từ các chất liệt kê trên.

19. Bất kỳ hóa chất độc hại, nguy hiểm hoặc khoáng chất thiên nhiên.

Nghi ngờ

Trong khi các loài được phân biệt rõ ràng là Haram hay Halal thì có một số loại khác vẫn còn mơ hồ và cần nhiều thông tin cần thiết. Các mục này thường được gọi tắt là Mashbooh, có nghĩa là "nghi ngờ" hay "có vấn đề" như phụ gia thực phẩm, là chất phổ biến nhất mà chúng ta thường gặp phải trong cuộc sống hàng ngày. Phụ gia thực phẩm như gelatin, men, chất nhũ hoá… có thể được bắt nguồn từ động vật hoặc thực vật. Câu hỏi là, nếu động vật được giết mổ theo nghi lễ Hồi giáo (Zabihah) đồng thời thực phẩm từ nó có chứa các chất phụ gia Haram thì sẽ là Haram.

Sugar.com.vn lượt ghi

--------------------------------------------------------------------

Sugar - Đường Cát Trắng

www.Sugar.com.vn

0902471618 (Ms. Ngọc)

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha